Uống kháng sinh bị nổi mụn đúng hay sai?

Nhiều bác sĩ khẳng định uống kháng sinh và uống thuốc tây bị nổi mụn là chính xác vì đây chính là một trong những tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Tùy vào tình trạng cơ địa của mỗi người mà mụn sẽ nổi nhiều hay ít. Do đó, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ mỗi khi sử dụng thuốc để ngăn ngừa nguy cơ gặp một số tác dụng phụ khác khi sử dụng thuốc kháng sinh.

Uống kháng sinh bị nổi mụn là tình trạng khá phổ biến

Nguyên nhân uống kháng sinh bị nổi mụn

Dù mang lại nhiều tác dụng hữu hiệu, nhưng kháng sinh cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, điển hình là khiến cơ thể nổi nhiều mụn. Sau đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng uống kháng sinh bị nổi mụn, mời các bạn cùng tham khảo:

Do hoạt động gan và thận bị yếu

Uống nhiều thuốc kháng sinh thường xuyên, đặc biệt là với liều lượng cao để giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm và hạn chế sự khó chịu, đau nhức từ vết thương, dễ khiến cơ thể bị nóng trong, dẫn đến mụn bắt đầu hình thành và nổi nhiều. Nóng trong xuất phát do hoạt động của gan và thận giảm sút khi uống thuốc quá nhiều, quá thường xuyên và quá lâu.

Khi đó, cơ thể sẽ giảm khả năng thanh lọc độc tố được sản sinh trong quá trình dùng thuốc, khiến chúng tích tụ và tạo điều kiện để các mầm mống gây bệnh phát sinh. Điều này không chỉ khiến cơ thể nổi mụn, mẩn ngứa và dị ứng, mà còn dẫn đến một số căn bệnh nguy hiểm khác. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, người bệnh còn cảm thấy nóng rát khó chịu trong người dù không có dấu hiệu sốt.

Do một số yếu tố bên ngoài

Uống thuốc kháng sinh là cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, đi kèm theo đó là người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ để đảm bảo tình trạng sức khỏe. Việc ăn uống không lành mạnh và sinh hoạt không khoa học sẽ dẫn đến việc mất cân bằng dưỡng chất cũng như ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, từ đó gây nóng trong và nổi mụn.

Cụ thể hơn, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, được nêm nếm quá mức và thường xuyên uống ít nước, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ngủ không đủ giấc,… sẽ tác động xấu đến tình trạng sức khỏe và khiến cơn nóng ngày càng nghiêm trọng, mụn nổi ngày càng nhiều.

Ngoài ra, yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh và ngăn ngừa tình trạng uống kháng sinh bị nổi mụn. Nếu tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng và lo âu kéo dài, sức khỏe của bạn sẽ có thể bị giảm sút – cơ thể mệt mỏi, sinh nhiệt và mụn bùng phát.

Do cơ thể không tương thích với thành phần của thuốc

Ngoài 2 nguyên nhân chủ chốt bên trên, các chuyên gia da liễu còn cho biết, việc cơ thể không tương thích với các thành phần của thuốc cũng dẫn đến tình trạng nổi mụn nhiều sau khi dùng thuốc kháng sinh. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể và histamin để chống lại tác dụng của một số thành phần trong thuốc, từ đó tạo nên những phản ứng xấu trên da và gây ra mụn.

Cách chữa trị hiệu quả khi uống kháng sinh bị nổi mụn

Cách chữa trị hiệu quả khi uống kháng sinh bị nổi mụn

Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng khiến làn da trở nên kém sắc và nhiều người mất tự tin trước người đối diện. Do đó, khi gặp phải trường hợp này, bạn nên tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Trường hợp uống kháng sinh bị nổi mụn nhẹ

Nổi mụn sau khi uống kháng sinh mức độ mụn nhẹ, chỉ xuất hiện những nhân mụn li ti, nổi theo từng mảng nhỏ và không gây đau hay xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ, bạn chỉ cần chăm sóc da cẩn thận tại nhà theo một số cách sau là đã có thể khắc phục hiệu quả:

  • Tạm thời ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho đến khi nhận thấy mụn thuyên giảm.
  • Rửa mặt 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ hoặc nước muối sinh lý mỗi sáng và tối. Tránh sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh và những thành phần hóa học độc hại, chúng có thể khiến tình trạng mụn tệ hơn và điều trị khó hơn.
  • Đối với những nốt mụn có nhân to và hơi ửng đỏ, bạn có thể sử dụng sữa tươi kết hợp cùng bột yến mạch, nghệ hoặc diếp cá, bột trà xanh để đắp lên mặt nhằm làm dịu tình trạng mụn và đồng thời loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn tích tụ trên da. Lưu ý: Bạn chỉ nên đắp mặt nạ tối đa 20 phút và rửa sạch sau mỗi lần đắp.

Trường hợp uống kháng sinh bị nổi mụn nhiều và nặng

Với mức độ mụn nặng, mụn nổi dày đặc, nhân mụn xuất hiện mủ trắng và hình thành thành từng mảng lớn, thì bạn nên ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến gặp trực tiếp bác sĩ da liễu để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ, bạn hãy nhớ mang theo lọ thuốc kháng sinh đang sử dụng để bác sĩ nắm bắt tình hình và đề xuất hướng điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, nếu muốn sử dụng bất cứ sản phẩm đặc trị nào hoặc sử dụng nguyên liệu tự nhiên để đắp mặt trong thời gian này, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và không khiến da viêm nhiễm trầm trọng hơn.

Một số cách chữa trị an toàn, hiệu quả khác tại nhà

Dù uống kháng sinh bị nổi mụn nặng hoặc nhẹ, bạn cũng nên cân nhắc một số cách phổ biến, có thể áp dụng với bất cứ mức độ mụn nào, nhằm góp phần cải thiện mụn nhanh chóng và hiệu quả hơn dưới đây:

Chế độ ăn uống

  • Uống nhiều nước, tốt nhất là nên bổ sung khoảng 2.5-3.5 lít nước/ngày. Việc này giúp cơ thể đủ ẩm và tăng khả năng thanh lọc độc tố, cải thiện tình trạng mụn hiện có và ngăn ngừa hình thành mụn mới. Để ngon miệng hơn, bạn có thể đổi sang các loại thức uống khác cũng có chức năng làm mát, thanh lọc như nước rau má, nha đam, trà xanh hoặc nước đậu đen, đậu xanh,…
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho da, diệt khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa và giảm các phản ứng miễn dịch bất lợi trên da. Một số loại thực phẩm tốt cho làn da đang bị mụn bạn có thể ăn gồm các loại quả mọng, đu đủ, cá hồi, khoai lang, cải xanh, cà chua, bơ, bưởi, sữa chua,…

Chế độ sinh hoạt

  • Sắp xếp thời gian học tập và làm việc để ngủ sớm, tốt nhất là nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ đủ sâu và đủ 7-8 tiếng mỗi ngày. Việc này hạn chế tình trạng mệt mỏi, uể oải và mất cân bằng nội tiết dẫn đến mụn nổi nhiều hơn.
  • Tập thể thể dục thường xuyên, khoảng 15-30 phút/ngày, để cơ thể bài tiết độc tố, nâng cao hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu diễn ra thuận lợi. Từ đó giúp da dẻ trở nên hồng hào, khỏe mạnh và giảm thiểu mụn hình thành cũng như tránh những căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Giữ tình thần luôn tích cực và lạc quan, nên tìm đến các bài tập yoga, thiền hoặc viết nhật ký để giải tỏa căng thẳng sau một ngày học tập và làm việc dài. Điều này cũng giúp mụn cải thiện đáng kể.
Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, tích cực rất tốt cho sức khỏe và giảm mụn hiệu quả
Luôn giữ cho tinh thần lạc quan, tích cực rất tốt cho sức khỏe và giảm mụn hiệu quả

Trên đây là nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả tình trạng uống kháng sinh bị nổi mụn. Với tình trạng mụn nhẹ, bạn chỉ cần lưu ý chăm sóc da tại nhà cẩn thận. Tuy nhiên, với tình trạng mụn nặng và xuất hiện viêm, bạn nên tìm đến bác sĩ da liễu để được hỗ trợ kịp thời. Tuyệt đối không tự chẩn đoán và dùng các sản phẩm điều trị không rõ nguồn gốc hoặc không rõ có phù hợp với da và tình trạng mụn. Để kiểm tra tình trạng da của bạn liên hệ ngay Loriskin để được hỗ trợ sớm nhất nhé.